Mẹ bầu bị tiêu chảy và những điều cần biết

Mang thai là một trong những thời kỳ quan trọng trong cuộc đời. Sức khỏe của đứa bé được sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào thời kỳ này. Đặc biệt, trong thời kỳ này cơ thể của người mẹ sẽ trải qua một số thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn.
Tiêu chảy khi đang mang thai là tình trạng phổ biến và có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy đọc ngay bài viết này của Meohay365 để hiểu hơn về vấn đề mẹ bầu bị tiêu chảy.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị tiêu chảy
Theo Bộ Y Tế, tiêu chảy là tình trạng đi phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị tiêu chảy:
Đường ruột bị nhiễm khuẩn:
Mầm bệnh từ bên ngoài đã xâm nhập vào trong cơ thể. Tác các mô trong đường tiêu hóa, gây ra tiêu chảy.
Vệ sinh kém:
Trong điều kiện vệ sinh kém, các mầm bệnh có thêm các điều kiện lý tưởng để sinh sôi và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Và gây ra các căn bệnh cho con người. Vì vậy, mẹ bầu nói riêng và tất cả mọi người nói chung cần phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn ngừa mầm bệnh.
Rối loạn vi sinh trong đường ruột:
Khi lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Gây ra rối loạn đường ruột, khiến đường ruột bị yếu đi, dẫn đến việc đi ngoài nhiều lần và phân lỏng.
Ngộ độc thực phẩm:
Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm bẩn cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác:
Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố khác khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Và cũng có một số mối liên hệ giữa việc mang thai và tình trạng tiêu chảy.
Ví dụ như khi vừa phát hiện mình mang thai, các mẹ bầu thường có xu hướng thay đổi đột ngột chế độ ăn của mình với mong muốn giúp thai nhi có đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, việc thay đổi đột ngột có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, việc không hấp thụ được Lactose cũng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Khi mang thai, các mẹ bầu thường uống sữa. Nhưng trong lúc này, cơ thể người mẹ thường thiếu hay mất men latoza – chất có tác dụng hấp thụ đường lactose.
Vì thế mà có thể khiến cho các bà mẹ đang mang thai bị tiêu chảy. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ bầu có thể không sử dụng sữa trong một vài ngày.
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn đối với một số thực phẩm. Có những loại thực phẩm trước đó ăn không sao, nhưng khi mang thai có thể khiến cho mẹ bầu bị tiêu chảy.
Việc thay đổi các hormone bên trong cơ thể cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Có một số hormone như estrogen, progesterone hay Gonadotropin có tác động đến hệ tiêu hóa.
Các mẹ bầu đều trải qua sự thay đổi hormone, và có một vài mẹ bầu bị tiêu chảy trong thời kỳ đầu mang thai.
Mẹ bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng cuối mang thai
Việc các mẹ bầu bị tiêu chảy trong những tháng mang thai cuối không phải chuyện hiếm gặp. Điều này không có nghĩa là người mẹ sẽ sinh ngay lúc đó, mà có nghĩa là cơ thể người mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sau đó.
Vì vậy, trong trường hợp này, các mẹ bầu chỉ cần đi gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và không cần quá lo lắng.
Nguy hiểm tiềm ẩn khi mẹ bầu bị tiêu chảy
Các mẹ bầu thường bị tiêu chảy trong khoảng thời gian từ 1 đến 10 ngày. Thời gian dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, các cơn đau sẽ khiến tử cung người mẹ co bóp dữ dội. Điều này khiến thai nhi chịu tác động không tốt.
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ yếu đi, vì thế mà các triệu chứng phải trải qua cũng sẽ nặng hơn so với người bình thường. Mẹ bầu bị nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi và bị mất nước rất nhiều.
Trong một số trường hợp nếu không có cách xử lý kịp thời thì tình trạng của cả mẹ và bé đều bị đe dọa.
Xử lý như thế nào nếu mẹ bầu bị tiêu chảy?
Thông thường, sau một vài ngày thì các mẹ bầu sẽ hết bị tiêu chảy. Vấn đề chính là làm sao để có đủ nước trong cơ thể. Để bù lại lượng nước và các chất điện phân đã mất, hãy cho các mẹ bầu được uống đủ các loại nước như nước lọc, nước canh, hay một số loại nước có lợi cho hệ tiêu hóa như trà gừng, nước hòa mật ong.
Luôn hiểu rõ các loại thuốc mà các mẹ bầu uống. Có một số loại thuốc khiến các mẹ bầu bị tiêu chảy. Khi dùng bất cứ loại thuốc nào cần có sự đồng ý của bác sĩ và hiểu rõ về các tác dụng phụ của thuốc.
Các mẹ bầu cũng nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để tránh bị tiêu chảy. Một số thực phẩm cay, chiên, thực phẩm hàm lượng chất béo cao, nhiều chất ngọt có thể gây đau bụng. Các mẹ bầu nên loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn.
Chế độ ăn bao gồm: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng có chức năng làm dịu hệ tiêu hóa, và rất tốt cho các mẹ bầu.
Các mẹ bầu cũng nên lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Cách phòng ngừa và điều trị trường hợp các mẹ bầu bị tiêu chảy
Mang thai là một giai đoạn đặc biệt. Các mẹ nên lưu ý một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa:
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay trước và sau khi ăn để đảm bảo cơ thể khỏi các mầm bệnh.
- Chỉ ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Tránh các thức ăn dầu mỡ, quá cay, quá ngọt.
- Nếu không thể hấp thụ lactose, hãy hạn chế dùng sữa và tìm các nguồn canxi thay thế khác.
- Không uống cà phê, trà, nước tăng lực.
Mẹ bầu không nên ăn gì?
Có một số loại thực phẩm không những không giúp bệnh tình nhẹ đi, mà ngược lại còn khiến bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý tránh một số món ăn sau đây:
Đồ chiên, đồ nhiều dầu mỡ
Các món chiên tuy ngon miệng nhưng lại có nhiều tác hại cho hệ tiêu hóa. Cơ thể phải tiêu tốn nhiều nước mới có thể tiêu hóa những loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Trong khi đó, cơ thể của một người bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước.
Tốt nhất, các mẹ bầu cần loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày.
Thịt đỏ
Thịt đỏ là loại thị có màu sắc đỏ khi còn tươi và không biến thành màu trắng khi bị nấu chín. Thịt đỏ (như thịt bò, cừu, … ) là loại thịt giàu đạm và giàu dinh dưỡng. Vì thế đây là loại thịt khá khó tiêu đặc biệt là đối với những người đang mang thai.
Bên cạnh đó, những món thịt đỏ chưa được nấu chín như phở tái cũng có thể làm tăng khả năng bị tiêu chảy.
Hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng hải sản. Vì một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao. Và khi thủy ngân đi vào cơ thể thì gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Không ăn các loại hải sản chưa được nấu chín để tránh trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy.
Nước có gas
Nước có ga không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Loại nước này có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây buồn nôn và khó chịu. Khi uống nước có gas, có một lượng khí CO2 đi vào dạ dày.
Quá nhiều khí này trong dạ dày sẽ khiến các mẹ bầu bị đầy hơi, chướng bụng trong khi các mẹ bầu thường đã gặp khó khăn về tiêu hóa. Hơn nữa, các loại nước có gas thường kích thích, khiến cho con người đi tiểu nhiều lần, gây mất nước, làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số mẹo dân gian khi mẹ bầu bị tiêu chảy
Bị tiêu chảy khi mang thai có thể gây ảnh cả mẹ bà bé. Việc uống thuốc trong thời gian mang thai cũng sẽ mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo chữa gian dân gian mà không cần dùng thuốc.
Búp ổi
Khi các mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy lấy một nắm búp ổi tươi, rửa sạch và sau đó nhai cùng với một chút muối hạt.
Hoặc các mẹ có thể lấy 12 – 20g lá ổi non, 10g gừng nướng, 10 – 12g vỏ quýt khô và hòa với nước (sắc với 500ml nước và lấy 200ml). Uống 2 lần trong một ngày.
Gừng tươi
Để chữa tiêu chảy bằng gừng tươi, lấy 100g gừng tươi, 5g lá chè khô. Đem đun với 800ml nước. Đến khi lượng nước chỉ còn 2/3 thì cho thêm 15g giấm gạo, uống 3 lần/ngày.
Lá mơ và trứng gà
Lá mơ có vị đắng, chát, và có tính diệt khuẩn nên trong y học cổ truyền lá mơ được xem như một bài thuốc giúp cải thiện tình trạng các mẹ bầu bị tiêu chảy.
Để chữa tiêu chảy theo cách này, cần dùng 100g lá mơ tía, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút và vớt ra để ráo nước. Sau đó giã lá mơ thật nhỏ, cho vào bát và đập thêm một quả trứng. Và mang đi hấp cách thủy.
Để đường ruột ổn định, các mẹ nên ăn 2 – 3 lần trong một ngày, và ăn trong 3 – 4 ngày.
Nước gạo rang
Khi các mẹ bầu bị tiêu chảy có thể sử dụng nước gạo rang để chữa. Bởi gạo có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng điều hòa ngũ tạng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Cần chuẩn bị 100g gạo và một lượng muối trắng vừa đủ. Rang gạo cùng với một ít muối. Khi gạo chuyển sang màu vàng và có mùi thơm, cho thêm 300ml nước vào nồi để đun. Đun sôi gạo rang trong 5 phút là xong.
Nên uống khi nước gạo rang còn ấm nóng để có được hiệu quả tốt nhất.
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên sử dụng thực phẩm nào?
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị tiêu chảy. Hỗ trợ quá trình điều trị tiêu chảy được diễn ra một cách tự nhiên và an toàn nhất.
Cà rốt
Cà rốt là nguồn cung cấp pectin dồi dào. Pectin là chất có thể tạo ra môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sinh sôi. Nhờ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bên cạnh đó, cà rốt còn giúp mẹ bầu bổ sung lại lượng nước bị mất và cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Chuối
Các mẹ bầu bị tiêu chảy được khuyến khích ăn chuối vì:
Chuối chứa nhiều pectin có tác dụng hấp thụ nước trong đường ruột, làm phân đặc hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Lượng đường, tinh bột và chất xơ trong chuối rất dễ hấp thụ. Vậy nên chuối là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho mẹ bầu mà không gây ra gánh nặng cho đường ruột.
Chuối là nguồn cung cấp kali, bù đắp các chất điện giải đã mất do đi phân lỏng nhiều lần.
Chuối cũng cung cấp rất nhiều vitamin A, B12, C, … cùng nhiều chất dinh dưỡng không chỉ có lợi cho cơ thể người mẹ mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Cơm
Cơm là một món ăn gần gũi nhưng rất hữu ích khi các mẹ bầu bị tiêu chảy. Bằng cách bổ sung tinh bột, nước axit và dịch vị trong đường ruột sẽ được hấp thụ bớt. Làm cho phân trở nên chắc hơn trước khi ra ngoài.
Kết
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết liên quan đến vấn đề mẹ bầu bị tiêu chảy. Bài viết đã cung cấp toàn diện các thông tin liên quan đến việc mẹ bầu bị tiêu chảy. Nhờ vậy chúng ta đã hiểu thêm về các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, phòng ngừa và xử lý.
Bên cạnh đó, bài viết cũng giới thiệu một số loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh mẹ bầu bị tiêu chảy.
Hy vọng qua bài viết độc giả đã có được những thông tin hữu ích để có thể tự chăm sóc bản thân cũng như chăm sóc những người phụ nữ trong gia đình một cách tốt nhất.