Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà

Làm thế nào để có cách làm bánh xèo chuẩn vị 2 miền? Nhắc đến nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, bên cạnh phở, chúng ta không thể không nhắc đến món bánh xèo, một trong những món mang đậm nét đặc trưng của nước ta.

Tuy nhiên, tùy theo vị trí địa lý cũng như khí hậu, mỗi vùng lại có một cách làm bánh xèo đặc trưng riêng của vùng đó, giúp cho mỗi khi nhắc đến một số đặc điểm thì thực khách lại biết ngay.

Nổi bật nhất có thể kể đến hương vị trong cách làm bánh xèo truyền thống miền Trung và hương vị trong cách làm bánh xèo được làm theo phong cách miền Nam. Dù cùng được tạo nên từ những nguyên liệu cơ bản như bột gạo, thịt, giá,…, tuy nhiên, cách làm bánh xèo của mỗi vùng miền lại có nhưng nét đặc trưng riêng theo từng vùng đó.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin về sự khác nhau giữa cách làm bánh xèo của 2 miền và giới thiệu đến bạn một số món ăn truyền thống khác trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Lớp vỏ bánh

Điểm khác biệt mà thực khách có thể nhận biết rõ nhất đâu là bánh xèo của miền nào, đó chính là nhờ vào hình dáng và đôi khi còn là ở màu sắc lớp vỏ bánh. Tạo vỏ là bước đầu tiên để có được một chiếc bánh xèo “chuẩn” vị ngon.

Ở cách làm bánh xèo truyền thống của khu vực miền Nam (hay là miền Tây), bột bánh xèo được tạo nên từ bột gạo. Đặc biệt hơn, nước pha bột sẽ được thay thế bằng nước cốt dừa, giúp cho món bánh có thêm độ ngậy, béo cùng thoang thoảng vị cốt dừa.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 0

Tuy nhiên, người miền Nam không có thói quen sử dụng loại bột pha sẵn bán ngoài thị trường vì họ cho rằng, bột tự trộn khi chế biến sẽ tạo nên lớp vỏ giòn hơn và đẹp mắt hơn.

Nếu bạn có dịp ghé thăm đến vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những hàng quán được lấpđầy bởi những chiếc bánh xèo màu trắng thay vì là màu vàng rực rỡ.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 1

Đó là do người miền Trung không có xu hướng trộn bột nghệ màu vàng vào bột gạo như trong cách làm bánh xèo ở miền Nam. Sự giản dị này đã khiến cho những thực khách khó tính cũng dành sự cảm tình cho đồng bào miền Trung.

Khuôn bánh xèo

Khuôn đúc sử dụng để làm bánh xèo miền Trung khá nhỏ, được đúc bằng gang nên khá cứng, có đường kính từ 15 cm đến 20 cm. Khi làm bánh xèo, người làm bánh thường chiên nhiều dầu để đế bánh nhanh chín và giòn hơn.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 2

Khi đi ăn bánh xèo ngoài hàng, bạn sẽ được thấy khuôn làm bánh có thể được sắp xếp thành hàng ngang hoặc theo một hình tròn gồm 6 cái khuôn, người làm bánh sẽ luôn tay đổ và lật để kịp thời đáp ứng nhu cầu người mua.

Trong khi kích cỡ của chiếc bánh xèo miền Trung khá khiêm tốn, thì cách làm bánh xèo miền Nam với chảo trũng sâu và kích thước lớn khiến thực khách vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 3

Người làm bánh sẽ làm nóng đều bề mặt chảo cùng dầu chiên, sau đó họ sẽ đổ một lớp bột mỏng từ đáy chảo và lắc đều để hỗn hợp bột. Đây là bí quyết để những chiếc bánh xèo miền Nam có phần rìa bánh giòn tan, nhai rất vui miệng.

Nhân bánh

Thành phần nhân bánh trong cách làm bánh xèo ở miền Trung và miền Nam tương đối khác nhau do vị trí địa lý. Miền Trung có vị trí địa lý gần biển nên nhân bánh trong cách làm bánh xèo miền Trung sẽ có thiên hướng về các loại hải sản như mực, tôm,…

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 4

Nếu xét về kích cỡ, bánh xèo miền Trung có thể không so sánh được với bánh xèo miền Nam. Tuy nhiên, phần nhân tuy đơn giản trong cách làm bánh xèo miền Trung lại chất lượng hơn khi mực và tôm to, thỏa mãn tâm hồn ăn uống của những người sành ăn.

Trong cách làm bánh xèo miền Nam, thực khách sẽ thấy được sự đa dạng trong thành phần nhân. Tuy không phải là những con tôm con mực to nhưng trong mỗi chiếc bánh xèo miền Nam lại có đa dạng các loại từ thịt bò, ba rọi heo cho đến bạch tuộc, thịt bằm,…

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 5

Ở các khu vực sông nước miền Tây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức cách làm bánh xèo với nhân đậu xanh hấp chính, tạo nên vị bùi bùi béo béo khó có thể cảm nhận được ở các vùng miền khác.

Nước chấm

Một lớp đế bánh giòn tan vẫn chưa đủ để tạo thành một chiếc bánh xèo ngon. Để cảm nhận được hoàn hảo nhất vị ngon của bánh xèo, bạn còn cần phải có một chén nước chấm ngon, là điểm nhấn sáng giá cho món ăn đậm bản sắc dân tộc này.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 6

Khi du lịch đến miền Trung, du khách sẽ được thưởng thức một loại nước chấm đặc biệt mà hễ nhắc đến miền Trung là ai cũng sẽ biết. Đó chính là nước chấm làm từ mắm đục. Mắm đục là loại mắm có màu nâu, hơi đặc được ủ từ cá. Trong cách làm bánh xèo miền trung, khi pha nước chấm, bạn chỉ cần trộn chung với chanh ớt và tùy theo khẩu vị để nêm thêm đường.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 7

Miền Nam nổi tiếng với những loại nước chấm cầu kỳ. Trong các làm bánh xèo miền nam, nước chấm sẽ được pha chế cùng với nhiều loại nguyên liệu như nước mắm. chanh, giấm, đường,.. tạo nên vị chua ngọt, át đi cái béo ngậy của bánh xèo. Ngoài ra, tùy theo sở thích của từng người, ớt và tỏi được thêm vào kèm theo cà rốt và củ cải trắng ngâm chua.

Các loại rau ăn kèm

Các loại rau ăn kèm với bánh xèo vô cùng đa dạng và phong phú. Từ trước đến nay không có một quy chuẩn nhất định nào cho cách làm bánh xèo cũng như rau gì ăn kèm với bánh xèo là ngon nhất. Có thể kể đến một số loại rau phổ biến như:

  • Rau xà lách
  • Rau cải xanh
  • Rau diếp cá
  • Rau tía tô
  • Rau húng quế
  • Cải ngọt

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 8

Ngoài ra, khi du khách đến tham quan và trải nghiệm món bánh xèo cũng như cách làm bánh xèo ở Tây Ninh, du khách có thể thưởng thức được đặc sản rau rừng ăn cùng bánh xèo nổi tiếng nơi đây như:

  • Lá xoài
  • Lá sao nhái
  • Lá cóc
  • Rau quế vị
  • Lá bằng lăng non
  • Lá bứa

Cách thưởng thức

Bên cạnh cách làm bánh xèo, cách ăn bánh xèo ở 2 miền cũng có vài nét khác nhau. Đối với bánh xèo miền Nam, do được đúc kích thước khá lớn, khi thưởng thức thì thực khách thường cắt làm nhiều phần và cuốn kèm với bánh tráng.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 9Trong cách làm bánh xèo này, bánh xèo miền Trung khá nhỏ nên thực khách có thể thưởng thức bằng cách cắt đôi bánh xèo, cuốn cùng với rau và bánh tráng, sau đó chấm vào bát nước chấm thơm ngon. Tại một số tỉnh của miền Trung, người dân địa phương ăn kèm với một chén nước chấm lớn, sau đó cho rau và bánh xào vào chén nước chấm đó và ăn trực tiếp luôn.

Cách làm làm bánh xèo tại nhà đơn giản

Sau đây là cách làm bánh xèo với những loại nguyên liệu dễ tìm, giúp bạn có cơ hội thay đổi khẩu vị cho gia đình của mình vào những dịp đặc biệt.

Nguyên liệu cần có:

Bột bánh xèo pha sẵn (nếu không thích, bạn có thể tự trộn hỗn hợp với bột gạo, bột nghệ)

Nước lọc hoặc nước cốt dừa

Bia (có tác dụng giúp vỏ bánh giữ độ giòn lâu hơn)

Thịt heo (có thể dùng ba chỉ để nhân bánh có vị ngậy hơn)

Tôm nõn (hoặc tép nhỏ)

Hành tây, hành tím, hành lá, giá, cà rốt, ớt tươi, tỏi, chanh

Các loại rau sống ăn kèm

Tiêu, muối, đường

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 10

Sơ chế nguyên liệu:

Thái mỏng hoặc băm nhỏ thịt sau khi thịt đã được làm sạch.

Tôm rửa sạch và cắt râu, lấy chỉ đen trên lưng và để riêng với thịt.

Các loại rau gia vị và rau ăn kèm làm sạch. Hành tây sau khi bóc vỏ thì thái múi cau. Hành lá thái nhỏ và trộn đều với hỗn hợp bột bánh xèo.

Chuẩn bị bột bánh xèo:

Trộn hỗn hợp bột pha sẵn với 1 nhúm muối bột nhỏ, một chén bia cùng với nước (hoặc nước cốt dừa).

Khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp lỏng vừa không bị vón cục (không nên pha bột đặc vì như thế sẽ làm cho bánh dày và khó chín hơn)

Sau đó, cho hỗn hợp bột lỏng nghỉ khoảng 20 phút trước khi làm bánh.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 11

Chuẩn bị nhân bánh xèo:

Đối với cách làm bánh xèo đơn giản tại nhà, phần nhân có thể được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị mỗi gia đình.

Tôm và thịt ướp với muối, tiêu, đường, hành tím băm nhuyễn sao cho vừa ăn.

Ướp hỗn hợp thịt và tôm trong vòng 10 phút. Sau đó xào cho đến khi chín với dầu ăn.

Đổ bánh xèo:

Trong cách làm bánh xèo, nên sử dụng chảo chống dính để đổ bánh. Chảo nóng thì bỏ một ít dầu ăn vào để sôi.

Sau đó, khoáy đều hỗ hợp bột và múc đổ vào giữa chảo, tráng đều chảo bằng cách nghiêng chảo xoay tròn và đậy nắp khoảng 1 phút. Đây có thể xem là cách làm bánh xèo thường thấy ở miền Nam.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 12

Sau đó cho tôm thịt đã xào chín và giá vào giữa rồi gấp đôi cái bánh, lật qua lật lại trên chảo để bánh chín đều và vàng giòn 2 mặt rồi lấy ra.

Tiếp tục đúc bánh cho đến khi hết hỗn hợp bột và nhân.

Làm nước mắm chua ngọt chấm bánh xèo:

Do bánh xèo là một món ăn dầu mỡ chứa nhiều chất béo nên việc ăn kèm với nước chấm có vị chua ngọt sẽ làm giảm đi độ ngấy của món ăn. Trong cách làm bánh xèo, nước chấm cần có vị chua ngọt. Công thức pha nước chấm theo tỷ lệ như sau:

  • 5 muỗng nước lọc
  • 2 muỗng nước mắm
  • 2 muỗng đường
  • 1 muỗng nước cốt chanh
  • Tỏi băm, ớt băm (tùy khẩu vị)

Bên cạnh đó, nước chấm còn có thêm cà rốt cà củ cải trắng cắt sợi ngâm giấm, ăn  kèm với bánh xèo sẽ vô cùng hợp với nhau khi vừa có vị béo, vừa có vị chua nhẹ.

Thưởng thức bánh xèo

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 13

Đối với cách làm bánh xèo này, bánh xèo sau khi làm xong sẽ có màu vàng đẹp mắt vì có bột nghệ. Khi thưởng thức, lớp vỏ bánh giòn tan hòa quyện cùng với vị mặn mặn thơm thơm của tôm thịt và độ giòn giòn sực sực của giá (giá đỗ) khiến bạn ăn hoài mà không thể dừng lại được.

Bánh xèo sẽ ngon hơn khi ăn ngay sau khi làm xong còn nóng hổi. Khi cuốn miếng bánh xèo đầy đủ nhân cùng với rau sống như xà lách, diếp cá, dưa leo thái mỏng,…chấm cùng với nước mắm chua ngọt, một hương vị không thể nào chối từ.

Một số loại bánh chiên rán truyền thống khác của nền ẩm thực Việt Nam

Bánh khọt

Nếu bạn thật sự có niềm đam mê với đồ chiên rán chấm chén nước mắm chua ngọt chuẩn vị miền Nam, bạn không nên bỏ qua món bánh này. Khác với bánh xèo, bánh khọt vừa có độ giòn của phần rìa xém cạnh, vừa có độ mềm thơm, béo ngậy của phần bột mềm giữa bánh.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 14

Một trong những nơi tuy không thuộc miền Tây nhưng lại vô cùng nổi tiếng với món bánh khọt, không đâu khác chính là Vũng Tàu. Bên cạnh đó, nước chấm tại đây còn ăn kèm với đu đủ xanh thái sợi và xoài thái sợi, giảm ngấy cho món ăn.

Xem Cách Làm Món Bánh Khọt Tại đây

Bánh quai vạc

Đây là một trong những món bánh mặn truyền thống ở Việt Nam ta. Loại bánh này là nét đặc trưng của vùng biển miền Trung, đặc biệt là vùng đất bình thuận nổi tiếng với bánh quai vạc chiên.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 15

Vỏ bánh được nhào nặn từ hỗn hợp bột mì và bột năng và gấp lại thành hình bán nguyệt viền bánh gợn sóng để tạo hình. Phần nhân bên trong là sự kết hợp của tôm, thịt, bún tàu hay củ sắn (củ đậu).

Xem Cách Làm Bánh Quai Vạc Nhân Đậu Xanh Tại đây

Bánh cam (Bánh rán)

Bánh cam được ví như là món bánh tuổi thơ đối với trẻ em miền Tây từ xưa đến nay. Bánh này có thể để giòn rất lâu, không dễ bị mềm dù chiên sẵn như những loại bánh khác.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 16

Bánh cam được làm từ bột nếp và bột gạo. Loại bánh thường được bán chung với bánh cam là bánh còng không có nhân đậu xanh như bánh cam, mang hình vòng lạ mắt. Bên ngoài vỏ bánh thường có lớp đường bóng loáng làm tăng thêm vị ngọt và thu hút ánh nhìn của các thế hệ sành ăn.

Xem Cách Làm Bánh Cam Tại đây

Bánh tiêu

Bánh tiêu được bày bán nhiều ở các khu vực gần chợ. Khác với bánh cam, bánh tiêu mềm xốp bên trong giòn nhẹ vỏ ngoài, thêm cái vị bùi bùi béo béo của hạt mè vô cùng thơm ngon.

Cách Làm Bánh Xèo 2 Miền Đơn Giản Tại Nhà 21

Đây cũng được xem là một món ăn nhẹ, ăn xế quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài ra, còn có thể kết hợp với bánh bò rễ tre kẹp giữa, vị ngọt nhẹ bùi béo kết hợp với vị thanh thanh chua nhẹ của bánh tiêu tạo nên một hương vị khó quên trong lòng thực khách.

Xem Cách Làm Bánh Tiêu Đơn Giản Tại đây

Kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi muốn chia sẻ về cách làm bánh xèo giữa hai miền Nam và miền Trung có gì khác nhau cũng như một số món bánh chiên (rán) truyền thống trong nền văn hóa ẩm thực của nước ta. Hãy tự tay làm một chiếc bánh cho gia đình và người thân cũng như trải nghiệm các món ăn mang đậm dấu ấn Việt Nam nhé!

Xem thêm bài viết về 3 Cách Ăn Dặm Cho Bé Mẹ Đừng Bỏ Qua Tại đây

Meohay365 Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *